Windows 10 là phiên bản hệ điều hành có nhiều tính năng hỗ trợ dành cho người dùng máy tính. Để tối ưu hóa khả năng vận hành của Windows 10, người tiêu dùng có thể thực hiện lần lượt theo các hướng dẫn sau đây.
Các cách tối ưu hóa win 10
Sử dụng toàn bộ các luồng xử lý của CPU
Để tối ưu hóa Windows 10 bạn có thể sử dụng toàn bộ các luồng xử lý của máy tính thông qua việc mở hoạt động những công cụ tùy chỉnh. Ưu điểm của cách tối ưu này là tận dụng tối đa hiệu suất hoạt động của thiết bị trong thời gian ngắn.
Bước 1: Bạn nhấn tổ hợp phím Windows + R để mở hộp thoại Run trên máy tính.
Bước 2: Trong hộp thoại Run, bạn gõ cụm từ msconfig. Nhấn Enter để tiến hành tìm kiếm.
Tổ hợp phím Windows + R và gõ msconfig
Bước 3: Hộp thoại MSConfig (Microsoft System Configuration Utility) sẽ hiện ra trên màn hình. Hãy click chuột vào thẻ Boot. Lựa chọn phiên bản hệ điều hành Windows 10 mà bạn đang sử dụng và lựa chọn giá trị trong ô Timeout bằng 3.
Bạn kích chuột vào boot
Bước 4: Click chọn dòng chữ Advanced options… để truy cập thiết lập chuyên sâu.
Bạn bấm vào Advanced options
Bước 5: Trong hộp thoại này, hãy tick vào ô kiểm Number of process. Phía dưới sẽ có thanh gạt cho phép bạn điều chỉnh tùy chọn luồng xử lý. Hãy chọn các luồng xử lý cao nhất sau đó ấn nút OK để lưu những thông tin vừa thiết lập.
Tích vào Number of process và chọn luồng xử lý cao nhất
Bước 6: Mở lại màn hình MSConfig ban đầu và lựa chọn Apply. Tiếp tục nhấn OK để thoát khỏi trình thiết lập hệ thống.
Lựa chọn màn hình và bấm apply
Bước 7: Một hộp thoại nhỏ sẽ hiện ra trên màn hình. Bạn có thể lựa chọn khởi động lại máy tính để thiết lập lại các thay đổi bằng cách click chuột vào nút Restart.
Bấm chuột vào restart
Loại bỏ OneDrive khỏi File Explorer
OneDriver là tính năng phụ trợ mang lại sự tiện ích trong quá trình sử dụng máy tính. Song ứng dụng này lại có dung lượng khrá cao gây ảnh hưởng tới khả năng vận hành của Windows 10. Do đó, nếu muốn tăng hiệu suất hệ điều hành này, bạn cần loại bỏ OneDrive khỏi File Explorer.
Bước 1: Click chuột phải vào thanh Taskbar trên màn hình máy tính. Trong trình đơn hiện ra lựa chọn tab Task Manager.
Chọn thanh Task Manager
Bước 2: Trong cửa sổ mới hiện ra, hãy click chọn thẻ Performance sau đó chọn CPU.
Bạn chọn vào Performance
Bước 3: Sẽ có một đồ thị hiển thị xung nhịp của CPU xuất hiện trong cửa sổ. Bạn hãy click chuột phải vào đồ thị và lựa chọn tab Change graph to. Trong trình đơn hiện ra tiếp tục lựa chọn Logical Processors.
Bạn chọn vào Logical Processors.
Lúc này, đồ thị sẽ hiển thị các luồng xử lý đang hoạt động. Điều đó cũng có nghĩa là bạn vừa loại bỏ OneDriver khỏi File Explorer thành công.
Đồ thị hiển thị đã thoát khỏi File Explorer thành công
Tắt hiệu ứng chuyển động và thực hiện set RAM ảo cho hệ thống
Hiệu ứng trễ trên màn hình máy tính thường gây ra việc lãng phí trong lưu trữ hệ thống. Chúng cũng là nguyên nhân gây giật lag rất khó chịu khi sử dụng máy tính. Dấu hiệu của hiện tượng này là các ứng dụng bị dừng một cách đột ngột.
Khi phát hiện tình trạng này, điều bạn cần làm là hãy set RAM ảo cho hệ thống. RAM ảo phải được lấy từ ổ cứng để tránh hiện tượng tràn RAM thường xảy ra khi máy tính phải xử lý các ứng dụng nặng.
Bước 1: Click chuột phải vào ứng dụng This PC trên máy tính. Trong trình đơn hiện ra lựa chọn tab Properties để mở thuộc tính hệ thống.
Chuột phải và chọn Properties
Bước 2: Trong cửa sổ hiển thị thuộc tính hệ thống, bạn hãy lựa chọn Advanced System Settings. Tab này cho phép bạn truy cập các thiết lập chuyên sâu.
Tiếp theo bạn chọn Advanced System Settings
Bước 3: Trong thẻ Performance (Hiệu suất) bạn hãy lựa chọn tab Settings.
Chọn setting đầu tiên
Bước 4: Đối với thẻ Visual Effects bạn cần phải tiến hành thiết lập tắt các hiệu ứng chuyển động chuỗi.
Tắt các hiệu ứng chuyển động chuỗi
Bước 5: Tiếp tục lựa chọn tab Advanced. Trong tab này bạn cần chọn lựa ô Change để thay đổi RAM ảo cho hệ thống.
Bước 6: Tại ô kiểm Automatically manage paging file size for all drives hãy click chọn để bỏ dấu tick đi.
Bước 7: Trước tiên, bạn cần phải chọn ổ điều hành Windows 10 đang sử dụng. Sau đó, bạn có thể lựa chọn tab Custom Size để thay đổi dung lượng RAM ảo trên máy tính.
Bước 8: Ở dòng chữ Intial size (MB) bạn cần phải đền các thông số RAM vật lý các bạn đang sử dụng. Nếu bạn đang dùng RAM 4GB thì điền 4GB và tương tự như vậy với các thông số khác.
Bước 9: Ở tab Maximum size (MB) bạn cần phải điền số RAM các bạn muốn tăng lên trong quá trình sử dụng. Đa số người dùng máy tính sẽ lựa chọn số RAM tăng lên gấp 2 lần so với RAM vật lý thông thường.
Bước 10: Hãy lựa chọn nút Set để xác nhận thiết lập RAM ảo. Click chọn OK để thoát thiết lập và khởi động lại máy tính để hoàn tất quá trình thiết lập này.
Nếu máy tính của bạn thường xuyên xảy ra lỗi thì bạn không nên tắt update win 10, vì nếu tắt máy sẽ không được update thường xuyên để sửa lại các lỗi, nên mới xảy ra hiện tượng xuất hiện các lỗi vặt.
Trên đây là toàn bộ những cách tối ưu hóa Windows 10 đơn giản nhất. Hy vọng qua bài viết này quý bạn đọc đã nắm được những thông tin cơ bản để có thể tăng khả năng hoạt động cho chiếc máy tính sử dụng hệ điều hành Windows 10 của mình!